Tìm hiểu quản lý nhân sự là gì? Vai trò quan trọng của Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Tìm hiểu quản lý nhân sự là gì? Vai trò quan trọng của Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp do con người tạo ra, được duy trì và phát triển bởi trí lực, công sức, định hướng … phối hợp với các nguồn lực khác. Do vậy, Quản lý nhân sự là nền tảng quan trọng quyết định sự thành bại, đi lên hay thụt lùi của doanh nghiệp. Quản trị nhân sự, do đó có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp. Cùng SmartOSC DX tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quản lý nhân sự là gì?

Nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, quản lý nhân sự được hiểu theo nhiều phương diện.

Quản lý nhân sự là một chức năng trong doanh nghiệp bao gồm việc hoạch định, tổ chức, thu hút, phân công, kiểm soát con người trong tất cả các hoạt động, các mắt xích của doanh nghiệp. Nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Nói cách khác, quản lý nhân sự là toàn bộ các hoạt động nhằm thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, duy trì và giữ gìn nguồn nhân lực phù hợp về chất lượng và đầy đủ về số lượng, đáp ứng mục tiêu phát triển SXKD của doanh nghiệp.

Vai trò của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đều được thực hiện bởi con người. Ngày nay, công tác chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tinh giản, giảm lãng phí nguồn lực ở nhiều khâu. Tuy nhiên, máy móc hay công nghệ đều được tạo ra và điều khiển bởi con người. Trong từng khâu, số lượng con người có thể tăng lên hoặc giảm đi. Song để có thể làm chủ được khoa học công nghệ đưa doanh nghiệp đi lên thì yêu cầu về con người càng cao hơn. Quản lý nhân sự không tốt kéo theo sử dụng các nguồn lực khác trong doanh nghiệp kém hiệu quả.

Nhìn chung, quản lý nhân sự có những vai trò quan trọng trong tổ chức:

  • Cung cấp nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng để đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp
  • Giúp khai thác được hiệu quả và ngày càng tối ưu các nguồn lực khác (tài chính, MMTB, Công nghệ) trong doanh nghiệp
  • Giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và tồn tại lâu dài

Các chức năng của quản lý nhân sự

Song hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, nhu cầu và trình độ về quản lý càng tăng cao. Hoạt động quản lý nhân sự dần khẳng định được vị thế và thực hiện đúng sứ mạng của mình hơn trong doanh nghiệp.

Quản lý nhân sự trước đây

Thời gian trước, hoạt động quản lý nhân sự chủ yếu là Hành chính nhân sự. Hoạt động này thường tập trung vào các vấn đề:

  • Quản lý thông tin nhân sự
  • Tuyển dụng
  • Đánh giá nhân sự
  • Tính lương
  • Đào tạo
  • Khen thưởng kỷ luật

Nhà Quản lý nhân sự thường bị động và chạy theo sự vụ của doanh nghiệp. Các hoạt động nhân sự thường không được hệ thống và thiếu tính gắn kết. Hoạt động hành chính nhân sự được xé lẻ cho nhiều bộ phận thuộc các chức năng riêng biệt thực hiện. VD phòng kế toán tính lương, tính thuế TNCN. Phòng Hành chính nhân sự cập nhật thông tin nhân sự, tuyển dụng, thực hiện bảo hiểm…

Dữ liệu nhân sự ngày một dày thêm mỗi năm. Những bộ phận Nhân sự không nghĩ đến hoặc lúng túng không biết khai thác dữ liệu đó ra sao một cách hiệu quả. Cùng với sự thờ ơ của các bộ phận khác, cho rằng chức năng quản lý nhân sự là của phòng nhân sự. Không phải là nhiệm vụ của nhà quản lý chuyên môn. Việc thiếu tính hợp tác và chưa nhìn nhận đúng vai trò của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp, khiến chức năng nhân sự cũng không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Bên cạnh giá trị mang lại cho doanh nghiệp được nhìn nhận ở góc độ làm hành chính nhân sự, không mang tính phân tích vĩ mô. Vì vậy, hoạt động quản lý nhân sự trước đây không quá được coi trọng trong doanh nghiệp.

Bước tiến và vị thế của quản lý nhân sự ngày nay trong doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, nhu cầu về lao động chất lượng cao ngày càng lớn. Nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng có đáp ứng? Số lượng nhân lực trình độ cao hạn hẹp trước sự cạnh tranh thu hút nhân lực từ các tổ chức.

Nếu trước đây, cán cân quyền lực nghiêng về doanh nghiệp rất lớn vì lượng lao động dồi dào, doanh nghiệp ít. Thì ngày nay, cán cân đó dần trở nên cân bằng hơn. Doanh nghiệp kỹ lưỡng hơn trong chọn lọc nhân sự. Nhân sự trình độ cao cũng có nhiều cơ hội và kỹ lưỡng hơn trong chọn lọc môi trường làm việc cho mình. Nhu cầu của người lao động cũng cao hơn. Không chỉ còn quan tâm đến cơm áo gạo tiền, một nơi để làm việc. Mà còn là một nơi để phát triển, để học tập, để được làm theo đam mê, được tôn trọng, được khẳng định bản thân… Doanh nghiệp và người lao động tìm đến và gắn kết với nhau trên quan điểm cộng sinh – cùng phát triển.

Sự cạnh tranh thu hút nhân lực trình độ cao ngày càng khốc liệt. Nhân lực trình độ cao luôn khan hiếm. Sự lựa chọn của người lao động có trình độ rất đa dạng. Vì vậy, tuyển được nhưng giữ chân được nhân tài là bài toán thách thức với doanh nghiệp ngày nay.

Do đó, nghiệp vụ quản lý nhân sự giờ không còn chỉ là Hành chính nhân sự. Hoạt động này được coi trọng hơn bao giờ hết. Đó là Quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

Xem thêm: Đơn vị cung cấp phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất hiện nay

Đặc điểm của Quản lý nhân sự theo hướng quản trị nguồn nhân lực hiện đại

  • Mục tiêu là chuẩn bị nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
  • Vấn đề về nguồn nhân lực kết nối rất sát với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
  • Hoạt động quản lý nhân sự có tính chủ động cao hơn, tính chiến lược cao hơn.
  • Quản lý nhân sự đồng bộ và có tính hệ thống cao
  • Là hoạt động xuyên suốt trong toàn doanh nghiệp. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng phòng Nhân sự. Hoạt động quản lý nhân sự là nhiệm vụ của tất cả các cán bộ quản lý với các vai trò khác nhau

Quản trị nguồn nhân lực chú trọng theo mục tiêu và định hướng dài hạn của doanh nghiệp để chú trọng đón bắt các nhu cầu về con người. Đi vào chiều sâu nghiên cứu hành vi, tâm lý, kỳ vọng của người lao động để duy trì, phát triển, nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Nhờ đó, đưa ra được những tham mưu có tính chiến lược và sát hơn với nhu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Các chức năng trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực hiện đại

Thay vì một số hoạt động cơ bản của quản lý nhân sự trước đây. Hiện nay, có 11 chức năng chính trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực hiện đại:

1. Hoạch định nguồn nhân lực (Human Resources Planning)

Đây là hoạt động thiết lập một kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức. Nội dung của hoạch định NNL cần xem xét đến việc chuẩn bị nhân lực theo các hình thức gì (buy, build, borrow), số lượng nhân lực cần có, chất lượng lao động cần đạt. Kéo theo là các biện pháp để thu hút, duy trì, phát triển, bảo toàn NNL.

Hoạt động này được gắn chặt chẽ và đáp ứng kế hoạch, chiến lược SXKD của doanh nghiệp.

2. Thiết kế tổ chức và thiết kế công việc (Organizational & Job Design)

Bao gồm thiết kế cơ cấu tổ chức và các vị trí trong doanh nghiệp. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, vị trí. Cũng như mối liên hệ giữa các phòng ban, vị trí trong doanh nghiệp.

Một hệ thống cơ cấu tổ chức và công việc rõ ràng, khoa học, không chồng chéo rất quan trọng. Là nền tảng cho các nghiệp vụ nhân sự khác được xây dựng phù hợp và hiệu quả hơn.

3. Hệ thống thông tin nguồn nhân lực và nghiên cứu nhân lực (Human Resource Information System & Research)

Hoạt động quản lý hệ thống thông tin nguồn nhân lực và nghiên cứu là việc thực hiện quản lý, theo dõi, cập nhật, lưu trữ, trích xuất dữ liệu nhân sự tại tất cả các khâu của doanh nghiệp. Dựa trên hệ thống thông tin nhân sự để nghiên cứu, phân tích, dự báo. Phục vụ cho việc xây dựng các chính sách nhân sự phù hợp.

4. Lựa chọn và bố trí nhân sự (Selection & Staffing)

Gồm các hoạt động tuyển dụng, thuyên chuyển, luân chuyển… nhân sự nhằm đảm bảo “đúng người, đúng việc”

5. Quản lý và thực hiện công việc (Performance Management)

Là các hoạt động xây dựng, đặt ra các yêu cầu về kết quả công việc (chất lượng và tiến độ). Quy ước để đánh giá, theo dõi, hướng dẫn thực hiện, đánh giá kết quả, phản hồi và ghi nhận kết quả. Nhằm ngày một nâng cao hiệu quả sử dụng nhân sự của tổ chức. Hoạt động này nên được thực hiện kèm theo quá trình truyền thông và phản hồi liên tục.

Nếu hệ thống cơ cấu và chức năng chồng chéo, không logic, hoạt động quản lý, đánh giá thực hiện công việc sẽ không sát thực và hiệu quả.

6. Đào tạo và phát triển (Training & Development)

Đào tạo và nâng cao năng lực nhân sự từ khi người lao động bắt đầu vào làm việc. Các hoạt động đào tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. VD đào tạo trong công việc. Đào tạo trong tổ chức bằng các chương trình đào tạo cụ thể, bài bản. Cử đi đào tạo bên ngoài….

Đào tạo không chỉ mục tiêu giáo dục, đào tạo nâng cao khả năng và trình độ. Mà còn là các hoạt động đào tạo vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt. Tạo ra sự thay đổi về hành vi nghề nghiệp cho NLĐ gắn với định hướng tương lai của tổ chức. Đó chính là phát triển nguồn nhân lực.

7. Phát triển tổ chức (Organization Development)

Chức năng này gồm những hoạt động mang tính thay đổi. Nhằm tạo nên tính kết nối giữa các bộ phận và vị trí. Giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Con người trong tổ chức không chỉ làm việc. Mà còn là sự giao tiếp thông qua văn hóa, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng tới. Cùng chung mục tiêu, cùng chung niềm tin, tự hào và động lực. Nhiệm vụ của quản lý nhân sự cần gắn kết tập thể để tạo một thể thống nhất có bản sắc riêng.

8. Phát triển công danh (Career Development)

Dựa trên chiến lược phát triển nguồn nhân lực và phân tích tổ chức. Phát triển công danh hay được nhắc nhiều thông qua Lộ trình công danh. Là hoạt động tạo nên lộ trình phát triển nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu của cá nhân. Đồng thời cần gắn với yêu cầu và mục tiêu của tổ chức.

Doanh nghiệp xây dựng hệ tiêu chí về quy hoạch, bổ nhiệm cá nhân, các chương trình và chính sách phát triển công danh.

9. Đãi ngộ và phúc lợi (Compensation & Benefits)

Là các hoạt động xây dựng các chính sách trả lương, thưởng và các phúc lợi. Kèm theo đó là các hoạt động tính toán, trả lương và chế độ cho người lao động.

Việc xây dựng chính sách lương và chế độ phụ thuộc lớn vào chiến lược phát triển NNL, kế hoạch SXKD của doanh nghiệp. Cũng như giá trị công việc của vị trí mang lại cho doanh nghiệp.

10. Tư vấn người lao động (Employee Counselling)

Vai trò của tư vấn người lao động ngày càng cao trong doanh nghiệp. Nhu cầu của NLĐ về am hiểu các chính sách nhân sự, luật lao động hay tư vấn tâm lý dần tăng. Do áp lực từ công việc và xã hội đối với NLĐ. Nhà quản lý nhân sự đóng vai trò chuyên gia tâm lý. Giúp NLĐ vượt qua các vấn đề tâm lý trong quá trình làm việc.

11. Công đoàn và Quan hệ lao động (Union – Labour Relations)

Quan hệ lao động là mối quan hệ giữa các bên Người lao động và Người sử dụng lao động. Đây là toàn bộ những quan hệ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên trong quá trình lao động.

Công đoàn là đại diện cho tập thể Người lao động. Phòng Nhân sự có trách nhiệm đại diện cho Doanh nghiệp làm việc với đại diện công đoàn. Nhằm giải quyết các xung đột, đảm bảo hài hòa quyền lợi đôi bên.

Năng lực chuyên môn cần có của nhà Quản lý nhân sự

  • Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
  • Xây dựng cơ cấu tổ chức
  • Thiết kế tổ chức và công việc
  • Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
  • Quản lý tuyển dụng
  • Lựa chọn và bố trí nhân sự
  • Phỏng vấn
  • Kỹ năng quản lý đào tạo
  • Quản trị kết quả thực hiện công việc
  • Xây dựng và quản lý hệ thống lương, thưởng và phúc lợi
  • Quan hệ lao động
  • Thiết lập và quản trị hệ thống thông tin nhân sự
  • Quản lý thi đua khen thưởng
  • Kiến thức về pháp luật và vận dụng pháp luật

Phần mềm quản lý nhân sự

Ứng dụng công nghệ chính là chìa khóa cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp. Quản lý của tổ chức và con người khi có thêm công nghệ làm nền tảng. Sẽ trở thành gốc rễ vững chắc cho sự phát triển đột phá và bền vững hơn.

Do vậy, sử dụng phần mềm quản lý nhân lực hiện là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp. Giải phóng nhân sự khỏi công việc Hành chính nhân sự. Hướng tới Quản lý và phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu.

Phần mềm quản lý nhân sự có thể được xây dựng như là một phần mềm đơn lẻ gồm đầy đủ các tính năng. Hoặc được xây dựng dưới dạng Hệ sinh thái (eco-system). Đây là một khái niệm mới trong giai đoạn gần đây khi công nghệ phát triển mạnh mẽ. Trong đó bao gồm các phân hệ được phân chia khoa học theo các nghiệp vụ của quản trị nguồn nhân lực. Các phân hệ này đều được kết nối chặt chẽ với nhau về dữ liệu đầu vào và đầu ra. Như vậy, vừa đảm bảo rõ ràng về từng nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực. Vừa tăng khả năng phân quyền và bảo mật của hệ thống theo từng nghiệp vụ. Tạo tính linh hoạt trong sử dụng.

=>>>> Xem thêm viết: Phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất hiện nay

Các phân hệ của phần mềm Quản lý nhân sự

Tương ứng với một số chức năng của quản trị nguồn nhân lực. Phần mềm quản lý nhân sự bao gồm các phân hệ với các tính năng chính như sau:

1. Quản lý hồ sơ nhân sự

  • Cập nhật, lưu trữ, tìm kiếm, truy xuất dữ liệu nhân sự (thông tin nhân sự, nhân thân, thông tin tài chính, sức khỏe…)
  • Theo dõi, ghi nhận thông tin thay đổi của nhân sự trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp (thông tin công việc, thay đổi chức vụ, mức lương, đãi ngộ, đào tạo….)

2. Quản lý chính sách nhân sự

  • Tổng hợp, lưu trữ toàn bộ các chính sách liên quan đến nhân sự (chính sách lương, tuyển dụng, đào tạo…). Các chính sách được xây dựng tại các phân hệ nghiệp vụ khác và tập hợp về phân hệ chính sách. Nhằm đảm bảo tính hệ thống và quản lý chính sách một cách đồng bộ, tập trung.
  • Chính sách có thể được lưu dưới dạng dữ liệu để tính toán. Và dưới dạng bản scan để lưu trữ văn bản. Đó cũng là hoạt động số hóa văn bản trong quản lý nhân sự.

3. Quản lý thủ tục nhân sự

Hỗ trợ quá trình làm các thủ tục nhân sự tự động như:

  • Tự động soạn thảo hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng, gia hạn và thanh lý hợp đồng
  • Cảnh báo đến hạn của thủ tục, ngày sinh, ngày nghỉ…
  • Soạn thảo các quyết định thuyên chuyển, bổ nhiệm, điều chỉnh lương, miễn nhiệm… một cách tự động theo biểu mẫu có sẵn
  • Theo dõi quá trình, biến động của nhân sự trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp, tương ứng với các thủ tục nhân sự

4. Cổng thông tin nhân viên

Là môi trường công nghệ nhằm kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp. Giúp người lao động và doanh nghiệp giao tiếp gần gũi hơn. Thông tin hai chiều trong doanh nghiệp gửi đến chi tiết và nhanh chóng. Các tính năng bao gồm:

  • NLĐ có thể xem, tìm kiếm và tự cập nhật, điều chỉnh thông tin cá nhân
  • Tra cứu dữ liệu, văn bản, chính sách trong thư viện hồ sơ
  • Đăng ký: nghỉ phép, đi sớm, về muộn
  • Nhận thông báo, phản hồi thông tin cho nhà quản lý
  • Khảo sát nhân viên
  • Quản lý tin tức và truyền thông nội bộ

5. Đánh giá năng lực

  • Hỗ trợ thiết lập hệ tiêu chí đánh giá năng lực
  • Thiết lập, phân chia, theo dõi và lưu trữ các đợt đánh giá theo các mục tiêu đánh giá
  • Lập quy ước đánh giá so sánh mức độ đáp ứng năng lực
  • Đánh giá năng lực và phân quyền đánh giá theo các cấp
  • Giám sát quá trình đánh giá và báo cáo

6. Đánh giá kết quả công việc

  • Hỗ trợ thiết lập hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc. Bo gồm các chỉ tiêu, cách đo lường, quy ước kết quả, giao kết quả…
  • Theo dõi, ghi nhận kết quả và đánh giá mức độ hoàn thành của từng chỉ tiêu
  • Cảnh báo và báo cáo về tình trạng hoàn thành, tiến độ và chất lượng đến từng nhân sự
  • Cơ chế thảo luận trong quá trình đánh giá
  • Có thể ứng dụng nhiều phương pháp đánh giá kết quả khác nhau trên phần mềm

7. Quản lý chấm công

  • Quản lý đăng ký công, ca, kíp
  • Lập và duyệt kế hoạch công theo đăng ký (kế hoạch nghỉ, làm thêm, đi sớm về muộn…)
  • Quản lý nghỉ phép và quỹ ngày phép
  • Quản lý thêm giờ, tăng ca, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và thời giờ nghỉ theo các chế độ
  • Theo dõi, ghi nhận công thực tế
  • So sánh công thực tế và công kế hoạch, cảnh báo chênh lệch, duyệt bảng công cuối
  • Quy đổi công để chuyển sang lương

8. Tính lương

  • Thiết lập chính sách lương và các chế độ
  • Xây dựng hệ thống thang bảng lương
  • Phân bổ quỹ lương
  • Tính lương và các chế độ (bảo hiểm, thuế, phụ cấp, thưởng…)
  • Báo cáo thu nhập

9. Quản lý tuyển dụng

  • Lập kế hoạch tuyển dụng (nhu cầu tuyển dụng, đợt tuyển dụng, chi phí, số lượng, tiêu chuẩn…)
  • Tính năng hỗ trợ tập hợp, nhập các thông tin ứng viên từ các nguồn (kết nối tự động website, fanpage, nhập trực tiếp…)
  • Sàng lọc tự động hồ sơ ứng viên theo tiêu chuẩn của từng đợt
  • Tự động gửi email đến ứng viên
  • Khảo sát, làm bài thi trực tuyến trên hệ thống
  • Theo dõi danh sách ứng viên và kết quả ứng viên. Phân loại ứng viên trúng tuyển, trượt…
  • Lưu trữ hồ sơ ứng viên

10. Quản lý đào tạo

  • Đăng ký nhu cầu đào tạo và duyệt nhu cầu
  • Hỗ trợ lập bảng kế hoạch đào tạo
  • Thiết lập, theo dõi, cập nhật khóa đào tạo trực tuyến và trực tiếp trên hệ thống
  • Thiết lập và lưu trữ hệ thống bài giảng
  • Cập nhật kết quả từng khóa học của học viên
  • Quản lý chi phí đào tạo
  • Báo cáo đào tạo

11. Phân tích nhân sự

  • Tự động khai thác các thông tin nhân sự từ các phân hệ trong quản lý nhân sự để thiết lập báo cáo phân tích.
  • Hỗ trợ xem, lọc và kết xuất các báo cáo nhân sự theo nhiều chiều
  • Cung cấp các báo cáo dự báo từ dữ liệu quá khứ và hiện tại

Phần mềm Quản lý Nhân sự Zoho People

Phần mềm Quản lý Nhân sự Zoho People được xây dựng bởi SmartOSC DX. Nhằm hướng tới sự thuận tiện và linh hoạt cho khách hàng. Song cũng đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quản trị nguồn nhân lực hiện đại. Zoho People được xây dựng theo mô hình Hệ sinh thái phần mềm nhân sự. Được chia thành các phân hệ trong hệ thống phần mềm Quản lý nhân sự. Mỗi phân hệ đóng góp một mục tiêu đi sâu giải quyết từng chuyên môn trong quản trị nhân sự. Giúp doanh nghiệp chuyên môn hóa nghiệp vụ, nâng tầm quản lý.

Các phân hệ trong Zoho People vừa có thể tồn tại độc lập theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. VD doanh nghiệp chỉ có nhu cầu sử dụng phần mềm lương mà không cần các tính năng khác. Doanh nghiệp có thể lựa chọn phân hệ Zoho People mà vẫn có đủ các phần thiết lập về thông tin ban đầu hay lập chính sách. Đảm bảo cho hoạt động xây dựng bảng lương, tính lương và trả lương được hiệu quả. Như vậy, doanh nghiệp không phải trả tiền cho những phần tính năng không muốn sử dụng.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một số hoặc toàn bộ phân hệ trong Phần mềm Quản lý nhân sự Zoho People. Khi đó các phân hệ lại tạo thành một thể thống nhất liên kết chặt chẽ dữ liệu với nhau. Chỉ cần nhập thông tin tại một nơi thì tất cả các nơi có thông tin liên đới sẽ được đồng bộ theo. Đây chính là tính linh hoạt không phải phần mềm nào cũng đáp ứng được.

Kết luận

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ kéo theo sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trên thị trường. Trình độ quản lý của các doanh nghiệp tăng lên bởi những yêu cầu khắt khe từ phía người sử dụng lao động và người lao động. Bước đi của doanh nghiệp gắn liền với chuyển đổi số, sáng tạo, công nghệ là bàn đạp cho phát triển là điều tất yếu.

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong rất nhiều ngành nghề, trong nhiều chức năng của doanh nghiệp là bước tiến lớn của nhân loại. Song tất cả đều khởi nguồn từ con người. Nắm giữ được trái tim, sự tin tưởng, gắn bó cống hiến của nguồn nhân lực phù hợp, sẽ giúp doanh nghiệp vững mạnh. Bởi vậy, quản lý nhân sự ngày càng cần đi vào chiều sâu và tầm chiến lược. Được hỗ trợ mạnh mẽ bởi phần mềm quản lý nhân sự, sẽ là chìa khóa cho thành công vượt trội của doanh nghiệp.

Nguồn bài viết: Phần mềm nhân sự

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *