Nhu cầu nhân lực ngành CNTT tại Việt Nam thiếu hụt ra sao?

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành hot và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam hiện tại. Tuy nhiên, sự thiếu hụt về nhân sự trong ngành đang trở thành một thách thức lớn trên chặng đường thăng tiến của các doanh nghiệp lớn nhỏ.

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những phân tích về thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam, và lý do dẫn đến các thực trạng thiếu hụt này.

Tình hình nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam

Theo bản “Báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2023” của TopDev, nước ta thiếu hụt hơn 150,000 nhân sự trong lĩnh vực CNTT. Dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 2 năm tới, lên tới xấp xỉ 200,000 người. Đa số các nhà tuyển dụng cho hay, họ luôn trong tình trạng tìm kiếm các lập trình viên Back-end, lập trình viên Front-end và lập trình viên Full-stack. Tuy nhiên, dù mức lương của lập trình viên đã tăng lên đáng kể, số lượng nhân sự trong ngành công nghệ thông tin tiềm năng vẫn hết sức khan hiếm.

Đặc biệt hơn, ở thời điểm hiện tại khi mà ngành công nghệ thông tin đang tập trung rất nhiều điểm nóng, nhân lực chất lượng được săn lùng hơn bao giờ hết. Một ví dụ cụ thể là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trọng tâm nghiên cứu của các công ty công nghệ trên thị trường. Tất cả đều gặp phải một thử thách lớn trên chặng đua phát triển các giải pháp về AI đó chính là: làm thế nào để tìm kiếm được các chuyên gia có kiến thức sâu rộng, được đào tạo chính chuyên về mảng này. Ngoài ra, các lĩnh vực dữ liệu, an ninh mạng cũng là những điểm đang được chú ý.

nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin

Nguyên nhân của sự thiếu hụt nhân lực ngành công nghệ thông tin

Hệ thống giáo dục

Một trong số những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực ngành công nghệ thông tin chính là hệ thống giáo dục. Phần lớn nhân viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, điều này có thể do những yếu tố như:

  • Thiếu hụt giáo viên giàu kinh nghiệm: Ở thời điểm mà ngành CNTT đang tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, các chuyên gia trong lĩnh vực này được săn đón rầm rộ và có khả năng tìm kiếm được những việc làm với mức lương cao hơn mức lương trong ngành giáo dục. Chính điều này đã dẫn tới việc khan hiếm giáo viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
  • Giáo trình còn thiếu sót: Việc sửa đổi và nâng cấp giáo trình học tập liên tục là một điều cực kỳ cần thiết trong thời đại đổi mới. Khi ngành CNTT phát triển quá nhanh, hệ thống giáo dục không theo kịp thì cũng có khả năng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sinh viên đầu ra của ngành.
  • Tiếng Anh chưa được chú trọng: CNTT là một ngành mang tính toàn cầu, với nhiều doanh nghiệp có các dự án quốc tế. Thiếu sót về ngôn ngữ cũng có thể khiến cho các doanh nghiệp ngần ngại tuyển dụng sinh viên mới ra trường, vì vậy mà thiếu hụt nhân lực.

Mất cân bằng trong việc sử dụng nguồn nhân lực

Hiện nay, nữ giới chiếm tỷ lệ khá thấp trong số lượng nhân lực ngành CNTT. Tổ chức Lao Động quốc tế ILO cho hay, nữ giới chỉ chiếm khoảng 37% lực lượng lao động trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam. Việc mất cân bằng giới tính trong lĩnh vực này đã gây nên sự lãng phí nhân lực, trong khi nguồn nhân lực còn đang khan hiếm.

Cạnh tranh với các nghề khác

Ngành CNTT có tính chất đa năng, kiến thức CNTT có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, người làm CNTT có sử dụng khả năng lập trình, quản trị hệ thống hay phân tích dữ liệu để làm việc trong lĩnh vực tài chính, y tế, hay logistic.

Các lĩnh vực này thường cung cấp mức lương cao và cơ hội phát triển nghề nghiệp hấp dẫn, làm cho các chuyên gia CNTT có khả năng chuyển hướng con đường khác. Chính nó đã tạo ra sự cạnh tranh và trở thành thách thức lớn trong việc giữ chân nhân lực chất lượng trong ngành CNTT.

nguyên nhân của sự thiếu hụt ngành CNTT

Những giải pháp cho vấn đề thiếu hụt nhân lực ngành CNTT

  • Cải thiện hệ thống giáo dục: Để đảm bảo rằng sinh viên được trang bị kiến thức và kĩ năng phù hợp với nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin, Hệ thống giáo dục cần liên tục cập nhật, tích hợp chương trình học với các công nghệ và xu hướng mới. Ngoài ra, cần tiến hành đầu tư đào tạo, phát triển giáo viên. Chẳng hạn như cung cấp cho họ cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm công nghệ mới, tăng phúc lợi để khuyến khích họ duy trì kỹ năng và kiến thức liên tục.
  • Tạo điều kiện việc làm hấp dẫn: Một môi trường làm việc năng động, thúc đẩy sáng tạo rất quan trọng đối với các chuyên gia CNTT. Các doanh nghiệp có thể cải thiện môi trường làm việc bằng cách xây dựng văn phòng thoáng đáng, sách sẽ, duy trì văn hoá công ty lành mạnh, tăng thêm chính sách phúc lợi để giữ chân nhân tài.
  • Thiết kế các chương trình đào tạo, trao học bổng để thu hút tài năng trẻ: công ty và tổ chức có thể tổ chức các chương trình ngắn hạn để đào tạo fresher mới ra trường, đặc biệt là các chương trình nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực IT. Ngoài ra, việc trao học bổng cũng rất có lợi trong quá trình xây dựng nguồn lực trẻ chất lượng cho công ty sau này.
  • Đầu tư vào đào tạo, phát triển kỹ năng cho nhân lực hiện có: Để giữ chân và phát triển nhân lực hiện có, công ty và tổ chức nên đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng. Điều này giúp cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên và đáp ứng được với sự phát triển của ngành.

Kết luận

Thực trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành CNTT tại Việt Nam đang là một thách thức quan trọng. Tuy nhiên, thông qua việc cải thiện hệ thống giáo dục, tạo điều kiện làm việc hấp dẫn, và khuyến khích đào tạo và phát triển cá nhân, chúng ta có thể giải quyết vấn đề này và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam.

Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc về thực trạng nhân lực ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam. Đừng quên SmartOSC đang tuyển dụng rất nhiều vị trí tìm việc it hấp dẫn, tham khảo ngay trên website SmartOSC Careers bạn nhé!

Source: https://careers.smartosc.com/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *